Trước buổi đọc sách thứ hai (20.4.2024) là một hoạt động cùng khởi động. 10 bạn nhỏ cùng cô Châu Hà ra khỏi phòng đọc, quây quần tạo thành một vòng tròn nhỏ. Cô và các bạn lần lượt bước vào giữa để giới thiệu tên và nói một điều mình thích. Ví dụ như khi Ly Na giới thiệu tên mình và nói mình thích nhảy, thì cô Châu Hà cũng bước vào vòng tròn và nhảy cùng Ly Na vì cô có sở thích giống Ly Na. Vài bạn mới tham gia lần đầu hoặc các bạn chưa tự tin thì được bố mẹ hoặc cô Hà giới thiệu con với các bạn…Hoạt động nho nhỏ này giúp các bạn lại gần nhau hơn.
Sau khi vào phòng đọc sách, ổn định chỗ ngồi thì các bạn nhỏ giới thiệu bạn thú bông mang theo: tên, màu sắc. Bé Sóc mang theo một chú sâu háu ăn. Bé Mark thì khoe bạn chim cổ đỏ. Bạn Bảo Anh cho các bạn xem con vẹt biết nói của mình, còn bé Ryan thì vác đến một bạn cá mập khá to và „nguy hiểm“.
Cô hỏi các bé thể hiện tình cảm với mọi người (thú bông, bố mẹ, người thân…) như thế nào? Cô gợi ý về các biểu hiện tình cảm: cọ má, vuốt tóc, ôm ấp, thơm, nắm tay và các biểu hiện khác…
Máy chiếu đã sẵn sàng! Bìa của cuốn sách „Ôm tớ một cái đi mà!“ được đưa lên làm các bạn nhỏ khá tò mò. Cô giới thiệu Ly Na (10 tuổi) sẽ cùng cô đọc sách. Ly Na phụ trách phần thoại của bạn Tatu và tất cả các phần còn lại do cô đọc. Cô giới thiệu bạn Nhím – nhân vật chính trong cuốn sách và bạn Tatu – bạn đã chỉ cho Nhím cách thể hiện tình yêu thương như thế nào. Buổi đọc này, các bạn nhỏ được ngắm nghía những hình minh họa vừa to đẹp vừa rõ ràng giống như trong phim hoạt hình vậy. Buổi đọc còn được sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật của bạn Damian (11 tuổi). Damian giúp cô Hà chuyển trang, phóng to các hình ảnh trong truyện để các bạn dễ theo dõi. Cả ba cô cháu phối hợp nhịp nhàng trong hoạt động này.
Rất nhiều câu hỏi tương tác được đưa ra khi từng trang sách được lật: – Tại sao bạn Nhím lại không được các bạn ôm ấp? – Bạn Nhím có thích được các bạn ôm ấp không? Bạn ấy đã nói gì/ làm gì? – Chúng mình có thích được bố mẹ ôm không? – Theo các cháu bố mẹ có thích được chúng mình ôm ấp thể hiện tình cảm không? Các bạn nhỏ hào hứng giơ tay và để được nói, được kể. Khi trang sách cuối cùng được khép lại, bạn nhỏ nào cũng mừng vui khi Nhím đã có con đường để nhận và trao yêu thương với các bạn khác trong khu rừng.
Sau cùng, các bạn nhỏ cùng chơi trò chơi có tên Vị khách bất ngờ
Các vị khách bất ngờ là một số bạn động vật (bằng nhựa, bằng bông) đang trốn trong một chiếc túi. Các vị khách này chỉ xuất hiện khi các bé gọi đúng tên. Cô sẽ giới thiệu về một số đặc điểm nổi bật của các con vật, có thể là: ngoại hình, tiếng kêu, màu lông v.v … Các bé lắng nghe gợi ý của cô và đoán tên các con vật. Trò chơi này nhận được sự hưởng ứng của tất cả các bé. Các bạn nhỏ tuổi hơn được ưu tiên đoán trước. Các anh chị lớn sẽ giúp các em viết đúng tên của con vật đó lên bảng. Trong quá trình chơi, cô bổ sung các hoạt động hỏi đáp mang tính gợi mở giúp các bé đoán đúng tên con vật. Rất nhiều bạn nhỏ hào hứng xung phong mong đến lượt được đoán hay viết tên các vị khách. Mỗi lần gọi đúng tên các con vật là các bé lại hồi hợp chờ cô mở chiếc túi để xem con vật đó trông như thế nào, có giống như mình đã đoán không. Cứ như vậy, các bạn ngắm nghía, chơi và trò chuyện với nhau về các con vật rất vui.
Buổi đọc sách kết thúc, các gia đình nán lại để các con chơi ở các phòng chơi. Bạn Damian tìm được một cuốn sách tiếng Đức khá hay nên ngồi ở một góc yên tĩnh say sưa đọc. Nhiều bạn nhỏ sẽ nghỉ giải lao rồi tiếp tục học tiếng Việt ở Familienzentrum. Hai bé Sóc (3,5 tuổi) và Mark (4,5 tuổi) cũng ở lại chạy nhảy, đùa vui đến tận 16 giờ. Cả hai bé đều mong ngóng tới buổi đọc sách kế tiếp để lại được gặp và vui cùng nhau.
(Cô Châu Hà tổ chức buổi đọc sách cùng các bạn nhỏ và ghi lại nhật ký buổi đọc.)
I appreciate the humor in your analysis! For additional info, visit: FIND OUT MORE. What do you think?
Great article! I loved the humor you infused into the topic. For a deeper dive, check out this link: EXPLORE NOW. What do you think?
Great read! Your perspective on this topic is refreshing. For additional information, I recommend visiting: DISCOVER MORE. What do others think?